Thiền được coi là phương pháp giúp chúng ta sống đúng với thực tại, tìm được bình an trong tâm hồn và có rất nhiều lợi ích với sức khoẻ người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt tay khi ngồi thiền để có thể đạt được tập trung và tìm được sự bình yên nhất. Ngay bây giờ, cùng với Yến Sào Ngọc Đăng tìm hiểu về những cách đặt tay khi ngồi thiền qua bài viết sau đây.
Ngồi thiền định nghĩa là gì ?
Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã từng lý giải: “Thiền định là một loại phương pháp để con người có thể quản trị được tâm của mình, không lăng xăng, không lung tung bất như ý nguyện.”
Nói đến thiền hay ngồi thiền định thì có thể hiểu, mục đích của thiền là định, định tâm mỗi người. Trong tu học của Phật pháp mà không có thiền định thì sẽ không thể nào có thành tựu đạo quả cao thâm.
Bởi vì, mỗi ngày tâm ta đều rất rối ren, phức tạp và chạy lung tung không thể kiểm soát. Chính vì thế, thiền định là phương pháp rất tốt để cúng ta có được một tâm hồn an định. “An” có nghĩa là không có nguy hiểm, còn “định” nghĩa là yên.
Xem thêm: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TỐT CHO SỨC KHỎE NGÀY HÈ
Lợi ích của đặt tay đúng cách khi thiền theo khoa học
- Giảm căng thẳng: các động tác thiền sẽ giúp cho cơ thể được thoải mái hơn, từ đó giảm cảm giác căng thẳng và mỏi mệt.
- Kiểm soát lo lắng: khi trong tư thế thiền định đúng cách thì cơ thể người sẽ thả lỏng hoàn toàn và sẽ dần quên đi sự lo lắng.
- Thúc đẩy sức khỏe cảm xúc: trạng thái nhập định sâu thì tâm vô tạp niệm nên cảm xúc sẽ được làm mới.
- Nâng cao nhận thức về bản thân: khi thiền sẽ có thể tĩnh tâm nhìn lại bản thân, từ đó tìm ra khuyết điểm mà sửa đổi.
- Kéo dài thời gian chú ý: nâng cao tập trung là điều mà những người tập thiền luôn hướng tới.
- Có thể giảm mất trí nhớ ở người già: thiền định sẽ giúp cơ thể thoải mái, tăng cường tuần hoàn máu não giúp cho người cao tuổi giảm bệnh mất trí nhớ.
- Cải thiện giấc ngủ: thiền định giúp cơ thể thả lỏng, tâm trạng thư thái nên sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn sau khi thiền định.
4 tư thế đặt tay khi ngồi thiền để tìm bình yên
Tư thế đặt tay Gian Mudra
Bạn nên tập ngồi thiền Gian Mudra vào mỗi sáng sớm, khi mà tâm trí bạn vẫn còn sáng suốt và minh mẫn. Đây được xem là thủ ấn của Mudra, có nghĩa là cách đặt tay dành cho não bộ giống như là ngôn ngữ của Phật Giáo ấn độ.
Để thực hiện động tác tay này thì bạn hãy ngồi thiền ở tư thế thoải mái, thả lỏng cánh tay và đặt cổ tay ở ngay đầu gối. Tiếp đến, bạn chạm đầu ngón tay cái vào đầu ngón tay trỏ, sau đó hít thở sâu.
Cách thủ ấn tay đặc biệt này sẽ giúp tăng sự tập trung, tăng trí nhớ và giúp não bộ được nhạy bén hơn. Bạn sẽ tìm được trạng thái tĩnh tâm và làm giảm tình trạng rối loạn cảm xúc của con người.
Tư thế đặt tay Prayer Mudra
Tư thế tay này thường được mô tả trong các hình ảnh của Đức Phật trong mudra khi cầu nguyện. Bạn chỉ cần chạm hai lòng bàn tay vào nhau và đặt ở giữa ngực, còn lại hãy thả lỏng thoải mái.
Tư thế này giúp tập trung và cân bằng năng lượng trong cơ thể của bạn. Có một biến thể khác của Prayer Mudra đó là hơi uốn cong các ngón tay và không khép sát để không khí có thể đi qua những kẽ tay. Đây được coi là cử chỉ của sự cho đi, sự mở lòng để trái tim bạn có thể cảm thấy vị tha trước những lỗi lầm người khác gây ra cho bạn.
Tư thế đặt tay Buddhi Mudra
Buddhi Mudra còn được gọi là tư thế tay Phật khi mà vị trí tay được sử dụng để tạo ra nhằm tăng cường khả năng giao tiếp. Trong khi đang thiền với tư thế thoải mái nhất, bạn hãy thư giãn cả hai cánh tay và đặt phần cổ tay lên trên đầu gối, hãy để cho ngón cái và ngón út chạm đầu vào nhau.
Cách đặt tay khi ngồi thiền như vậy là để thể hiệnhiện sự rộng lượng và cởi mở trong tâm hồn. Nếu thực hiện thường xuyên thì bạn sẽ có thể đẩy mạnh trực giác phán đoán và hoà nhập được nhiều với cộng đồng nhiều hơn.
Tư thế đặt tay Venus Hands
Nếu như bạn từng siết các ngón tay lại và thư giãn đôi bàn tay khi thực hiện thiền định, bạn thực sự đang thực hiện một tư thế tay mudra thông thường. Vị trí này sẽ được gọi là sao kim vì nó có thể tạo ra nguồn năng lượng liên kết với hành tim Venus.
Đối với nữ giới, những ngón tay trái nên được đặt xen kẽ so với ngón tay út của bàn tay phải ở dưới cùng. Đối với người nam giới thì ngón út của tay trái sẽ ở chỗ cuối cùng.
Xem thêm: BẠN CÓ BIẾT TẠI SAO YẾN ĐẢO LẠI ĐẮT? - YẾN ĐẢO TỐT
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Yến Sào Ngọc Đăng đã giúp bạn hiểu thêm được nhiều về cách đặt tay khi ngồi thiền để tìm được sự bình yên. Hãy theo dõi Yến Sào Ngọc Đăng để đọc nhiều thông tin bổ ích cho sức khỏe bạn nhé !